Home / NHÀ / NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT CỌC TIỀN MUA NHÀ – Bài 59

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT CỌC TIỀN MUA NHÀ – Bài 59

Có lẽ khi mua nhà mọi người không xa lạ gì với từ Đặt Cọc. Đúng vậy, đặt cọc tiền mua nhà là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện việc giao dịch mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng làm thế nào để đặt cọc đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của đôi bên thì không phải ai cũng hiểu rõ. Hôm nay, Bất Động Sản Vùng Ven sẽ chia sẻ đến mọi người chủ đề ” Những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà “.

Nhà đất là tài sản có giá trị lớn, nên khi giao dịch sẽ có những rủi ro nhất định. Chính vì vậy, người mua khi đạt cọc cần có những hiểu biết nhất định về những lưu ý khi dặt cọc tiền mua nhà, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà

Những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà bạn cần phải biết

1/ Xác định chủ nhà có phải là người đứng tên trên sổ hay không

Trong quá trình tìm hiểu thông tin về ngôi nhà, việc xin một bản photo giấy tờ nhà đất là điều bình thường. nhưng khi ký kết hợp đồng dặt cọc bạn phải kiểm tra lại điều này. Bạn yêu cầu người đứng tên trên sổ đưa chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước để kiểm tra, đối chiếu với thông tin ghi trên sổ có phải là cùng một người hay không. Đồng thời không quên xem ảnh trên chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước với người thật.

2/ Kiểm tra tình trạng căn nhà có bị quy hoạch không

Việc kiểm tra quy hoạch thường phải thực hiện trước khi ký hợp đồng đặt cọc. Có không ít trường hợp bán nhà bởi vì bị vướng quy hoạch. Bạn có thể lên phòng Quản Lý Đô Thị  tại UBND  Quận/ Huyện tại nơi bất động sản bạn định mua để kiểm tra thông tin này.

3/ Xác định căn nhà có bị chăn giao dịch hay không

Để kiểm tra thông tin này, bạn hãy cầm sổ photo căn nhà đến phòng công chứng để hỏi. Bởi một căn nhà bị chặn giao dịch khi căn nhà đó đang bị tranh chấp, kiện tụng, đang triều tra, kê biên tài sản thi hành án… Việc bạn đặt cọc những căn nhà này, khả năng cao là bị mất cọc do chủ nhà cố tình gài bẫy người mua, gài bẫy môi giới.

4/ Soạn thảo hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc bạn có thể nhờ luật sư soạn là rất tốt, nếu không bạn cũng có thể yêu cầu môi giới soạn. Bởi đây không phải là hợp đồng quá mức phức tạp. Đa số môi giới nào cũng đều có sẵn các loại hợp đồng này. Hợp đồng đặt cọc phải đảm bảo các nội dung sau đây:

  • Số tiền đặt cọc
  • Thời hạn đặt cọc
  • Số tiền thanh toán khi ra công chứng
  • Thỏa thuận các khoản thuế phí
  • Thỏa thuận đền cọc mất cọc
  • Các thỏa thuận khác nếu có

Bên bán nếu có chồng/vợ thì phải có chữ ký của 2 người nếu đây là tài sản chung. Tránh trường hợp, 1 người đồng ý bán còn một người phản đối do chưa được thông báo hoặc đổi ý…

5/ Hợp đồng đặt cọc không cần phải công chứng.

Rất nhiều khách hàng hởi tôi, hợp đồng đặt cọc có phải công chứng không? Đây là điêu hoàn toàn bình thường nha mọi người, tâm lý chung của người mua là vậy mà, bỏ ra một số tiền lớn để đặt cọc mà chỉ nhận về một bản hợp đồng có chữ ký 2 bên cũng thật không an tâm phải không quý vị!

Nhưng các bạn hãy ân tâm nha, Hợp đồng đặt cọc mua nhà/ đất không cần phải công chứng bởi  bản thân nó có giá trị về mặt pháp lý và được pháp luật bảo về rồi.

Những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà

Theo điều 328 của luật dân sự năm  2015:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí…

+ Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ 01 người ký sau này rất rắc rối.

+ Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.

6/ Các thức thực hiện hợp đồng đặt coc

Hợp đồng mua bán được thực hiện khi cả 2 bên người mua và người bán thống nhất với nhau các điều khoản có trong hợp đồng. Khi đặt cọc cần thực hiện hợp đồng đặt cọc và có người làm chứng. Người làm chứng không được là người có quan hệ họ hàng đối với cả bên mua và bên bán. Thông thường người môi giới sẽ  đảm điểm vài trò này trong hợp đồng.

Khi ký hợp đồng đặt cọc không được dùng ngoại tệ bởi pháp luật không thừa nhận. Khi chuyển tiền, nếu số tiền quá lớn cả 2 bên nên hẹn nhau tại ngân hàng. Đây là cách tốt nhất, thuận tiện cho cả đôi bên, không phải kiểm đếm số tiền, không phải lo lắng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển tiền.

Đây là những lưu ý khi đặt cọc tiền mua nhà, những lưu ý là là những vấn đề cơ bản nhất mọi người phải biết để có thể giao dịch được. Có những trường hợp, hồ sơ pháp lýcó nhiều vấn đề người mua phải tham khảo ý kiến của luật sư, hoặc của chuyên gia bất động sản để đảm bảo quyền lợi cho mình. Chúc mọi người thành công!

Bất Đông Sản Vùng Ven:
• Địa chỉ:  C18 đường số 15, KDC  HimLam, ấp 4B, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh
• Điện thoại : 0938552878 – 0981823289
• E-mail : bdsvungven@gmail.com
• Fanpage:https://www.facebook.com/batdongsanvungvensaigon
• Website :https://batdongsanvungven.com

About bdsvungven

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *