Home / TIN TỨC / ỦY QUYỀN TOÀN PHẦN LÀ GÌ? BÀI 33

ỦY QUYỀN TOÀN PHẦN LÀ GÌ? BÀI 33

Hiện nay  việc mua bán nhà và đất bằng hợp đồng ủy quyền toàn phần đang diến ra rất rộ, nhất là những khu vực sốt đất. Vậy hợp đồng ủy quyền toàn phần là gì? Giá trị pháp lý của ủy quyền toàn phần được đến đâu? Có những rủi ro gì cho người mua khi giao dịch mua bán bất động sản bằng hợp đồng ủy quyền toàn phần? Đây hầu hết là những câu hỏi thực tế từ thị trường. Nhiều người mua thật sự chưa hiểu hết về giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền toàn phần, chưa lường hết rủi ro khi có tranh chấp xảy ra. Hôm nay Bất Động Sản Vùng Ven sẽ chia rẻ đến mọi người về hợp đồng ủy quyền toàn phần.

Ủy quyền toàn phần là gì?

Ủy quyền toàn phần là người bán ủy quyền cho người mua tất cả các quyền chiếm hữu, mua bán, định đoạt, cho tặng, cầm cố, thế chấp, góp vốn…Nói tóm lại, Người bán có quyền gì là người mua có tất cả các quyền đó. Cầm hợp đồng ủy quyền toàn phần thì người mua được hiểu là như là người chủ thứ 2 của bất động sản đó (đây là cách hiểu của nhiều người dân hiện nay).

Ủy quyền toàn phần là gì

Những rủi ro khi mua bán bất động sản bằng hợp đồng ủy quyền toàn phần

1/ Bản chất của sự việc là hợp đồng mua bán còn ký hợp đồng ủy quyền là hình thức hợp thức hóa việc mua bán. Trong trường hợp này vì một lý do nào đó, ví dụ như bất động sản lên cao hoặc xuống thấp, theo luật thì một bên có thể kiện ra tòa yêu cầu tòa tuyên bố vô hiệu hợp đồng ủy quyền này, vì hợp đồng này nhằm che giấu giao dịch bất động sản giữa các bên.

2/ Hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt trong trường hợp bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, hợp đồng sẽ vô hiệu. Người thừa kế của bên được ủy quyền sẽ không có bất kỳ quyền gì đối với bất động sản trên. Ngoài ra, nếu tòa tuyên bố một trong 2 bên mất năng lực hành vi dân sự ( như tâm thần) hoặc hạn chế hành vi dân sự do nghiện ma túy dẫn đến đến mất đi một phần lý trí, thì lúc này hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt.

3/ Hợp đồng ủy quyền toàn phần thường được lập dưới dạng không có thù lao nên trường hợp bên bán đơn phương chấm dứt hợp đồng là điều hoàn toàn bình thường. Để chấm dứt hợp đồng dạng này bên bán chỉ cần thông báo cho bên mua trước một khoảng thời gian hợp lý.”khoảng thời gian hợp lý” ở đây thì trong luật chưa có quy định cụ thể rõ rãng; và nếu khi khởi kiện, phần lớn hợp đồng ủy quyền toàn phần thường bị tòa tuyên hủy bỏ hợp đồng dạng này.

4/ Khi bên ủy quyền có nợ nần với một bên thứ 3, ví dụ như nợ đối tác, nợ ngân hàng…. thì bên thứ 3 có quyền yêu cầu toà phong tỏa, kê biên tài sản của bên ủy quyền để trả nợ. Trường hợp  này pháp luật chỉ thừa nhận người đứng tên trên sổ là chủ sở hữu của bất động sản đó, người được ủy quyền chỉ là đại diện cho người ủy quyền mà thôi.

5/ Các trường hợp mà người được ủy quyền kẹt tiền, cần huy động vốn, đem những bất động sản được ủy quyền đi thế chấp thì đa số ngân hàng từ chối cho vay. Bởi hầu hết các ngân hàng đều hiểu rõ bản chất của hợp đồng ủy quyền là gì. Và tất nhiên họ hiểu rõ những hệ lụy phía sau khi có tranh chấp xảy ra.

Hợp đồng ủy quyền toàn phần có nhiều rủi ro như vậy tại sao vẫn có người sử dụng?

Nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng hợp đồng ủy quyền toàn phần là do thủ tục nhanh gọn.

Khi làm thủ tục, chỉ cần một người, người trực tiếp đi mua đứng ra ký bán. Giao dịch theo hợp đồng ủy quyền toàn phần thì chỉ mất trong một buổi sáng là xong, không giống như hợp đồng mua bán đất đã có sổ phải cần chữ ký của cả 2 vợ chồng. Việc sang tên đổi sổ cũng kéo dài cả tháng trời. Có hợp hợp đồng ủy quyền trong tay anh có quyền bán lại hoặc sang tên thì anh tự làm được, không cần chữ ký của bên bán nữa.

Trong thời gian bất động sản đang nóng sốt như hiện nay thì việc các nhà đầu tư sử dụng hợp đồng ủy quyền toàn phần là việc bình thường, phù hợp với các thương vụ lướt sóng, mua đi bán lại trong thời gian ngắn.

Một trường hợp nữa phải dùng hợp đồng ủy quyền toàn phần là do bị vướn một vài điều kiện chưa sang tên được nên bắt buộc người mua và người bán phải sử dụng hợp đồng ủy quyền toàn phần.

Ủy quyền toàn phần là gì

Một vài điều cần lưu ý khi mọi người sử dụng hợp đồng ủy quyền toàn phần

1/  Khi mua bất động sản bằng hợp đồng ủy quyền thì trong 2 năm không bán lại phải làm thủ tục sang tên, không nên để lâu. Lúc mua nhớ photo chứng minh và hộ khẩu của người bán phòng khi cần dùng đến.

2/ Thời gian nên ghi trên hợp đồng ủy quyền từ 20 năm trở lên.

3/ Tìm hiểu kỹ về người đứng tên trên sổ hồng, không mua bằng ủy quyền đối với người lạ

4/ Trong hợp đồng ủy quyền toàn phần cần thêm vào điều khoản đưỏợc ủy quyền cho bên thứ 3. Vì khi bạn bán lại cho bên thứ 3, họ cũng muốn ủy quyền chứ không muốn sang tên thì điều khoản này là cần thiết.

5/ Nếu có thể bạn hãy giữ lại toàn bộ giấy tờ mua bán nhận tiền, không giao bất kỳ giấy gì lại cho bên bán.

6/ Hiện nay TP. Hồ Chí Minh không cho ủy quyền một phần thửa đất hoặc một phần căn nhà, ủy quyền là ủy quyền toàn bộ cuốn sổ.

7/ Khi sử dụng hợp đồng ủy quyền thì người mua phải giữ lại 2 % tiền thuế của lô đất hay căn nhà đó, vì khi ta bán lại cho bên thứ 3 thì thuế là 4%. Giá trị căn nhà bao nhiêu thì phải yêu cầu chủ nhà cho xem hồ sơ đóng thuế của căn nhà đó, nếu thất lạc thì yêu cầu chủ nhà ra chi cục thuế  làm thủ tục xin trích lục hồ sơ thuế.

Bất Động Sản Vùng Ven hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người hiều được ý nghĩa của hợp đồng ủy quyền toàn phần là như thế nào. Những rủi ro bạn phải đối mặt khi sử dụng hợp đồng loại này. Qua đó, trong mỗi trường hợp, mỗi tình huống cụ thể mọi người có thể linh động giải quyết công việc nhanh chóng và oan toàn cho giao dịch của mình. Chúc mọi người thành công!

Bất Đông Sản Vùng Ven:
• Địa chỉ:  C18 đường số 15, KDC  HimLam, ấp 4B, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh
• Điện thoại : 0938552878 – 0981823289
• E-mail : bdsvungven@gmail.com
• Fanpage:https://www.facebook.com/batdongsanvungvensaigon
• Website :https://batdongsanvungven.com

About bdsvungven

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *