Home / TIN TỨC / PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU CỦA SỔ ĐỎ VÀ SỔ HỒNG – BÀI 27

PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU CỦA SỔ ĐỎ VÀ SỔ HỒNG – BÀI 27

Sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi vô cùng quen thuộc mỗi khi có ai đó nhắc đến nhà cửa, đất đai. Vậy sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì? Làm sao phân biệt được sự khác nhau của sổ đỏ và sổ hồng? Qua bài viết này, Bất Động Sản Vùng Ven sẽ cùng bạn làm sáng tỏ các vấn đề trên.

Sự khác nhau của sổ đỏ và sổ hồng

Thực tế theo quy định của pháp luật nước ta, không có một tên gọi nào chỉ về quyền sử dụng đất và nhà ở gọi là sổ đỏ hay sổ hồng. Đây là cách gọi dân gian của người dân dựa trên màu sắc của cuốn sổ để gọi một cách ngắn gọn, nhanh nhất chỉ về công dụng của mỗi cuốn sổ.

Vậy sổ đỏ là gì?

Sự khác nhau của sổ đỏ và sổ hồng
Sổ đỏ

Sổ đỏ là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng,đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất làm nhà ở tại nông thôn…) nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

Sổ hồng là gì?

SỰ KHÁC NHAU CỦA SỔ ĐỎ VÀ SỔ HỒNG

Sổ hồng khác với sổ đỏ là mẫu này do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung về việc chứng thực quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo Điều 11 Luật nhà ở năm 2005, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây:

  •  Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
  • Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản này được gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Tuy nhiên, để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Theo đó, hai loại Giấy chứng nhận nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…

Dựa theo các quy định trên, sổ đỏ hay sổ hồng đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đến thời điểm này, sổ hồng hay “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”, sổ đỏ hay “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” đều đang được lưu hành và có giá trị pháp lý như nhau.

Một số câu hỏi liên quan đến sổ đỏ và sổ hồng:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có bắt buộc phải ghi tên cả hai vợ chồng không?

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HN và GĐ): “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN và GĐ đã quy định: “…Nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng… Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng”.

Làm ” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ” mất bao nhiêu ngày?

Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về các thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sứ dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không qua 30 ngày. Sau thời gian trên mà còn không nhận được phản hồi thì bạn nên gửi đơn khiến nại lên cơ quan có thẩm quyền.

Sổ đỏ có phải là tài sản không?

Theo điều 163 Luật dân sự thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trên cơ bản, sổ đỏ chỉ là sự xác nhận về quyền sử dụng đất của một cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức nào đó. Do đó, sổ đỏ chỉ là một căn cứ để xác nhận quyền sử dụng đất, không phải giấy tờ có giá nên không được tính là tài sản. Nếu sổ đỏ bị mất cắp hay bị chiếm đoạt thì rất khó cấu thành tội chiếm đoạt tài sản. Trong tình huống này thì chủ sở hữu sổ đỏ nên làm đơn để xin làm lại sổ đỏ là cách tốt nhất.

Qua bài viết này Bất Động Sản Vùng Ven hy vọng mọi người có thể hiểu được cách phân biệt sự khác nhau của sổ đỏ và sổ hồng. Ý nghĩa của từng loại giấy chứng nhận. Chúc mọi người thành công!

Bất Động Sản Vùng Ven Tổng Hợp

Bất Đông Sản Vùng Ven:
• Địa chỉ:  C18 đường số 15, KDC  HimLam, ấp 4B, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh
• Điện thoại : 0938552878 – 0981823289
• E-mail : bdsvungven@gmail.com
• Fanpage:https://www.facebook.com/batdongsanvungvensaigon
• Website :https://batdongsanvungven.com

About bdsvungven

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *